Cách tính giá vốn sản phẩm

Hiện tại Nhanh.vn có 2 phương pháp tính giá vốn: Phương pháp bình quân gia quyềnphương pháp thực tế đích danh (lưu ý tính giá vốn theo phương pháp thực tế đích danh đang chỉ dùng cho sản phẩm loại IMEI và loại sản phẩm theo Lô hàng).

Phương pháp bình quân gia quyền

  • Phương pháp này kế toán phải tính lại giá trị của hàng tồn kho và đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa đó.

  • Công thức

  • Ví dụ Sản phẩm A mới tạo, chưa có tồn hệ thống, giá nhập đang là 100.000 đ, giá vốn là 100.000 đ

  • Ngày 1/1/2021: Nhập lần 1 sản phẩm A số lượng 10 với giá nhập là 100.000 đ

-> số tồn = 10

  • Ngày 2/1/2021: Xuất bán lẻ 2, xuất bán buôn 1 -> Giá vốn = 100.000 đ, số tồn = 7

  • Ngày 3/1/2021: Nhập lần 2 sản phẩm A số lượng 5, với giá nhập là 90.000 đ

-> số tồn = 12

-> Tổng giá trị tồn của sản phẩm A ngày 3/1 là 12 * 95.833 = 1.149.996 đ

Phương pháp thực tế đích danh

Theo phương pháp này thì: Hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.

  • Ưu điểm:

    • Đây là phương pháp tốt nhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra, và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

  • Nhược điểm:

    • Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.

    • Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

    • Vì với yêu cầu khắt khe cần nhận diện được các sản phẩm ở lần nhập nên hiện đang chỉ áp dụng được theo các sản phẩm IMEI và Lô hàng

  • Ví dụ: Sản phẩm IMEI A hiện chưa có tồn, giá nhập đang là 100.000, giá vốn là 100.000

  • Ngày 1/1/2021: Nhập lần 1 sản phẩm IMEI A 10 IMEI với giá nhập là 100.000 đ

Giá vốn

-> số tồn = 10

  • Ngày 2/1/2021: Xuất bán lẻ 2, xuất bán buôn 1 IMEI ở lần nhập 1

    -> Giá vốn = 100.000 đ, số tồn = 7

  • Ngày 3/1/2021: Nhập lần 2 sản phẩm A số lượng 5, với giá nhập là 90.000 đ

    -> 5 IMEI mới giá vốn = 90.000 đ, 7 IMEI chưa bán giá vốn = 100.000 đ

  • Ngày 4/1/2021: Xuất 1 IMEI lần 2 - giá vốn là 90.000 đ, xuất 2 IMEI nhập lần 1 - giá vốn là 100.000 đ

    -> Tồn 4 IMEI giá vốn 90.000 đ, 5 IMEI giá vốn 100.000 đ

-> Tổng giá trị tồn của sản phẩm A cuối ngày 4/1/2021

Câu hỏi thường gặp

1. Sửa giá vốn/ điều chỉnh giá vốn của sản phẩm như thế nào ?

  • Nhấn tên sản phẩm > XNK > lọc các phiếu nhập Nhập nhà cung cấp/ nhập Khác (nếu có), để sửa các phiếu đó. Sau đó thao tác > tính lại giá vốn cho sản phẩm.

2. Có thể tính lại giá vốn nhiều sản phẩm không ?

  • Hiện Nhanh.vn hỗ trợ Doanh nghiệp tính lại giá vốn từng sản phẩm.

  • Khi bấm tính lại giá vốn hệ thống sẽ tải lại các phiếu xuất nhập kho trong ngày, bạn muốn tính lại các phiếu trong quá khứ cần thêm ngày tháng trên link tính giá vốn. Ví dụ: https://nhanh.vn/auto/product/calcavgcost?ids=&storeId=&forceRun=1&fromDate=2022-11-01

  • Hệ thống hỗ trợ tính lại trong khoảng thời gian 4 tháng gần nhất.

3. Làm phiếu nhập kho khác có làm thay đổi giá vốn của sản phẩm không ?

  • Có làm thay đổi giá vốn sản phẩm, giá vốn của sản phẩm bằng bình quân gia quyền giữa các lần làm phiếu nhập Nhà cung cấp hoặc nhập Khác.

4. Sửa giá nhập thì có ảnh hưởng gì đến giá vốn không?

  • Sửa giá nhập trong thông tin sản phẩm thì không ảnh hưởng đến giá vốn của sản phẩm.

  • Sửa giá nhập của phiếu nhập hàng nhà cung cấp hoặc nhập khác thì sẽ ảnh hưởng đến giá vốn của sản phẩm được sửa giá trong phiếu đó.

Last updated