Xuất nhập tồn theo sản phẩm

Báo cáo giúp người dùng quản lý và theo dõi việc xuất nhập kho của doanh nghiệp trong 1 khoảng thời gian nhất định theo từng sản phẩm với chi tiết về số lượng, giá vốn, giá trị của đầu kỳ, trong kỳ và cuối kỳ. Từ đó doanh nghiệp có thể theo dõi và kiểm tra khi có sai lệch tồn giữa phần mềm và thực tế.

Để xem báo cáo, người dùng truy cập vào Báo cáo > Tồn kho > Xuất nhập tồn theo sản phẩm

Tổng quan báo cáo

Bộ lọc báo cáo

STTTênÝ nghĩa

1

Chế độ xem

Xem theo từng ngày hay xem theo từng tháng(mặc định hệ thống là xem theo ngày)

2

Ngày

Ngày bắt đầu và kết thúc của khoảng thời gian lọc (mặc định chọn từ ngày 01 của tháng đến ngày hiện tại của tháng dương lịch)

3

Kiểu XNK

Lọc báo cáo theo một hoặc nhiều kiểu xuất nhập kho

4

Cửa hàng

Lọc báo cáo của một hoặc nhiều cửa hàng được chọn

5

Thương hiệu

Chỉ xem báo cáo của một hoặc nhiều thương hiệu được chọn

6

Danh mục

Chỉ xem báo cáo của một hoặc nhiều Danh mục được chọn

7

Loại sản phẩm

Lọc báo cáo theo loại sản phẩm

8

Cách tính giá vốn

Chọn xem báo cáo theo cách: Tính theo giá vốn cuối kỳ hoặc Tính theo giá vốn trung bình trong kỳ

9

Tồn hiện tại

Lọc báo cáo theo: Tất cả sản phẩm hoặc Sản phẩm còn tồn hiện tại

10

Nhà cung cấp

Lọc báo cáo theo từng nhà cung cấp

11

Loại trạng thái sản phẩm

Lọc báo cáo theo trạng thái sản phẩm

12

SP cha con

Lọc báo cáo theo cách: Tính theo từng sản phẩm con hoặc Cộng tổng sản phẩm con theo sản phẩm cha

13

Phát sinh XNK

Lọc báo cáo theo phát sinh xuất nhập kho

14

Tên sản phẩm

Lọc báo cáo theo tên sản phẩm được chọn

Mỗi lần lọc báo cáo sẽ lưu lại báo cáo đã xem, để xem lại những báo cáo cũ đã lọc, người dùng nhấn vào tab Báo cáo đã lưu

  • Tại đây sẽ hiện ra danh sách các báo cáo đã được tạo, để xem chi tiết từng báo cáo, người xem có thể ấn trực tiếp vào tên báo cáo

  • Để xóa nhiều cáo báo một lúc, người dùng có thể tích chọn hàng loạt và chọn xóa các dòng đã chọn

Ngoài ra để xem báo cáo mới cần ấn Lọc để hiện ra thông tin báo cáo

Chi tiết báo cáo

  • Mã: Mã sản phẩm

  • Mã vạch: Mã vạch sản phẩm

  • Sản phẩm: Tên sản phẩm

  • Tồn hiện tại: Lượng tồn hiện tại của sản phẩm

  • Tổng tồn: Tổng tồn hiện tại của sản phẩm

  • Tồn đầu kỳ: lấy theo ngày bắt đầu của khoảng thời gian lọc

    • Số lượng tồn đầu kỳ

    • Giá vốn sản phẩm

    • Tổng giá trị thành tiền

  • Nhập trong kỳ

    • Số lượng nhập

    • Giá vốn sản phẩm

    • Tổng giá trị thành tiền

  • Xuất trong kỳ

    • Số lượng xuất

    • Giá vốn sản phẩm

    • Tổng giá trị thành tiền

  • Tồn cuối kỳ: lấy theo ngày kết thúc của khoảng thời gian lọc

    • Số lượng tồn cuối kỳ

    • Giá vốn sản phẩm

    • Tổng giá trị thành tiền

Lưu ý logic

  • Báo cáo này không tính xuất nhập kho của các sản phẩm dịch vụ.

  • Nếu doanh nghiệp có cài đặt sử dụng giá vốn đích danh và sản phẩm là loại "Sản phẩm theo IMEI": giá vốn trong kỳ sẽ bằng giá nhập lần nhập nhà cung cấp gần nhất.

  • Lưu ý: Khi lọc theo sản phẩm cha, Giá trị thành tiền chỉ đúng khi Tính theo giá vốn trung bình trong kỳ, giá trị tính theo giá vốn cuối kỳ sẽ không chính xác (khi giá vốn các sản phẩm con là khác nhau)

  • Cột Tổng tồn sẽ tính cả số lượng sản phẩm trong các phiếu kho đã duyệt (phiếu chưa xác nhận nhập vào kho nhận).

Tính theo giá vốn cuối kỳ:

  • Là giá vốn trong lần nhập XNK cuối cùng trong khoảng thời gian lọc (Không tính phiếu XNK chuyển kho, phiếu XNK liên quan trực tiếp tới IMEI). Nếu trong kỳ có nhiều lần nhập kho ảnh hưởng đến giá vốn sản phẩm thì giá vốn trong kỳ sẽ lấy theo giá vốn cuối của kỳ

  • Ví dụ: trong báo cáo này lọc từ 1/3/2023 -> 22/3/2023 theo cách tính giá vốn cuối kỳ, sản phẩm "Áo mưa trẻ em - hồng pastel 1 - M" có giá vốn đầu kỳ là 50.000, giá vốn của nhập xuất trong kỳ và cuối kỳ đều là 58.048

  • Khi xem trong chi tiết xuất nhập kho sản phẩm đó thì có

  • Ở đây với cách tính theo giá vốn cuối kỳ thì giá vốn nhập xuất trong kỳ và cuối kỳ đều lấy theo giá vốn của lần nhập cuối cùng trong kỳ ở đây là phiếu nhập ngày 20/3 với giá vốn là 58.048 (không lấy theo giá vốn trong kỳ là 59.524). Còn giá vốn đầu kỳ thì lấy theo giá vốn đầu tiên của khoảng thời gian lọc, ở đây là ngày 15/03 với giá vốn là 50.000

Giá vốn trung bình trong kỳ:

  • Là giá vốn trung bình của sản phẩm trong khoảng thời gian lọc. Nếu trong kỳ có nhiều lần nhập kho ảnh hưởng đến giá vốn sản phẩm thì giá vốn trong kỳ sẽ lấy theo trung bình giá vốn trong kỳ

  • Ví dụ: trong báo cáo này lọc từ 1/3/2023 -> 22/3/2023 theo cách tính giá vốn trung bình trong kỳ, sản phẩm "Áo mưa trẻ em - hồng pastel 1 - M" có giá vốn đầu kỳ là 50.000, giá vốn của nhập trong kỳ và cuối kỳ đều là 54.893,44 và giá vốn xuất trong kỳ là 59.524

  • Khi xem trong chi tiết xuất nhập kho sản phẩm đó thì có

  • Ở đây với cách tính theo giá vốn trung bình trong kỳ thì giá vốn nhập trong kỳ và giá vốn cuối kỳ đang tính theo trung bình cộng các lần nhập kho (cụ thể là 4 lần nhập: 3 lần ngày 15/3 và 1 lần ngày 20/3) với giá vốn trung bình tính bằng công thức

    = (giá vốn lần nhập 1 * số lượng lần nhập 1 + giá vốn lần nhập 2 * số lượng lần nhập 2 + ... ) / tổng số lượng đã nhập

    = (58.048 * 1 + 59.524 * 2 + 59.524 * 10 + 50.000 * 12) / 25 = 54.893,44 .

  • Còn giá vốn đầu kỳ thì lấy theo giá vốn từ trước đến giờ (từ lúc phát sinh phiếu xnk đầu tiên) đến ngày bắt đầu của khoảng thời gian lọc, ở đây là ngày 15/03 với giá vốn là 50.000 và giá vốn xuất trong kỳ lấy theo trung bình cộng giá vốn của các phiếu xuất (= tổng giá trị phiếu xuất sản phẩm lấy theo giá vốn / tổng số lượng xuất) là 59.524

Logic giá vốn đầu kỳ

Nếu xem báo cáo trong 1 ngày 1/3/2023 và không có phát sinh xuất nhập kho gì trong ngày 1/3 đó thì,

  • Giá vốn đầu kỳ sẽ tính theo từ trước tới giờ (từ khi ghi nhận phiếu xuất nhập kho đầu tiên) đến thời điểm ngày 1/3/2023

  • Và giá vốn đầu kỳ sẽ bằng = (tổng nhập sản phẩm xuất nhập kho theo giá vốn - tổng xuất sản phẩm xuất nhập kho theo giá vốn) / (tổng số lượng nhập - tổng số lượng xuất)

  • Giá vốn đầu kỳ = (13.843.968 - 4.312.461) / (108-41) = 142.261,3

Chú ý

  • Để xem chi tiết tổng các phiếu xuất nhập kho của sản phẩm trong kỳ, người dùng có thể nhấn trực tiếp vào dữ liệu màu xanh ở cột Tên sản phẩm

    • Để xem chi tiết các phiếu nhập thì nhấn vào dữ liệu màu xanh ở cột SL(Nhập trong kỳ)

    • Để xem chi tiết các phiếu xuất thì nhấn vào dữ liệu màu xanh ở cột SL(Xuất trong kỳ)

Câu hỏi thường gặp

1. Báo cáo này có tính xuất nhập kho của các sản phẩm dịch vụ không?

  • Báo cáo này không tính xuất nhập kho của các sản phẩm dịch vụ.

2. Tồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ của sản phẩm trong báo cáo được tính như thế nào?

  • Tồn đầu kỳ của sản phẩm được lấy theo tồn theo ngày bắt đầu của khoảng thời gian lọc

  • Tồn cuối kỳ của sản phẩm được lấy theo tồn theo ngày kết thúc của khoảng thời gian lọc

3. Cách chọn bộ lọc tính theo giá vốn cuối kỳ là như thế nào?

  • Tính theo giá vốn cuối kỳ: Là giá vốn trong lần nhập XNK cuối cùng trong khoảng thời gian lọc (Không tính phiếu XNK chuyển kho, phiếu XNK liên quan trực tiếp tới IMEI).

4. Ví dụ khi so sánh 2 khoảng thời gian của bộ lọc cần chú ý?

  • Ví dụ khi xem so sánh báo cáo của năm 2022 và năm 2023 thì tồn cuối kỳ của 31/12/2022 sẽ trùng với tồn đầu kỳ của 1/1/2023

Last updated